Made and hosted in the EU.
file sharing application
Fully compliant with GDPR. Made and hosted in the EU.
10 ứng dụng elearning tuyệt vời hỗ trợ đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp năm 2022
Hoạt động đào tạo nội bộ doanh nghiệp, không chỉ giúp các nhà quản lý phát triển năng lực cán bộ nhân viên, nâng cao kỹ năng, tối ưu hóa doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn giúp mỗi phòng ban được gắn kết, thấu hiểu lẫn nhau.
Hãy cùng LinEdu tìm hiểu 10 ứng dụng elearning hiệu quả và tối ưu về chi phí cũng như chất lượng đào tạo nội bộ doanh nghiệp được các chuyên gia elearning trên thế giới phát triển và giới thiệu tới các doanh nghiệp.
1. Ngân hàng câu hỏi (Question pools hay Question bank)
Các bài kiểm tra đánh giá năng lực đóng vai trò quan trọng không chỉ tại các trường học nơi các sinh viên nỗ lực vượt qua các kì thi mà tại các doanh nghiệp nơi các nhân viên được thúc đẩy để trau dồi và phát triển kiến thức cũng như kĩ năng làm việc. Nhưng làm thế nào để các giảng viên đảm bảo rằng họ kiểm tra và đánh giá người học đủ kỹ lưỡng? Và làm thế nào để hạn chế gian lận? Ngân hàng câu hỏi là một công cụ kiểm tra và đánh giá hữu ích.
Công cụ này cho phép các giảng viên đánh giá kiến thức và mức độ tiếp thu của người học một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, khi người học thực hiện bài kiểm tra đánh giá, họ sẽ nhận được các câu hỏi hoàn toàn khác nhau và khi họ thực hiện lại bài kiểm tra đó, họ sẽ không gặp các câu hỏi trùng lặp tương tự. Vì vậy, người học cần thực sự nắm được và hiểu rõ bài học – họ sẽ không thể chỉ chọn một câu trả lời khác trong lần kiểm tra thứ hai. Điều này giúp giảng viên hạn chế gian lận vì người học sẽ nhận được các bộ câu hỏi kiểm tra khác nhau.
Hình 1: Ví dụ về Ngân hàng câu hỏi
Đối với doanh nghiệp hay tổ chức, tính năng Ngân hàng câu hỏi là công cụ tuyệt vời dành cho:
- Nội dung quan trọng của doanh nghiệp mỗi nhân viên cần nắm được, ví dụ như các quy tắc và quy định cần tuân thủ, v.v.
- Những nhân viên cần chứng minh sự hiểu biết sâu sắc về một chủ đề trước khi bắt đầu một nhiệm vụ cụ thể.
2. Kịch bản trò chơi điện tử hóa
Làm thế nào tạo các khóa đào tạo trực tuyến mà thu hút người học tham gia với tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”? Trò chơi điện tử ứng dụng hóa (Gamification) hứa hẹn trở thành công cụ đào tạo nội bộ tuyệt vời cho doanh nghiệp. Các kịch bản trò chơi hóa tạo áp lực cao, như các phần mềm trò chơi mô phỏng bán hàng, trở thành các phương pháp đào tạo nhân viên thú vị và hiệu quả.
Bạn có thể thu hút nhân viên tham gia và khơi gợi cũng như thúc đẩy tinh thần cạnh tranh của nhân viên bằng cách đưa ra phần thưởng cho những quyết định tốt hoặc hoàn thành nhiệm vụ nâng cao bằng điểm, cũng như tăng áp lực bằng thời gian. Người học được khuyến khích áp dụng các kỹ năng của họ một cách chính xác, làm cho nội dung có nhiều khả năng bám vào tâm trí người học hơn khi xử lý một tình huống thực tế.
Hình 2: Ví dụ về ứng dụng trò chơi điện tử hóa
Một phương pháp tiếp cận ‘học thông qua chơi’ dành cho:
- Những người được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh
- Nội dung liên quan đến các tình huống áp lực cao – trò chơi hóa là cách tuyệt vời để tái tạo cảm giác áp lực này – hoặc các chủ đề cần thu hút người học tham gia và khơi gợi sự hứng thú của người học
3. Đào tạo nhập môn cho nhân viên mới
Những nhân viên mới gia nhập vào công ty có rất nhiều thứ phải tìm hiểu trong vài ngày đi làm đầu tiên hoặc thậm chí dài hơn để hòa nhập với vai trò và nhiệm vụ công việc mới của họ, nhưng doanh nghiệp có thể giảm bớt quá trình học tập của nhân viên mới bằng cách cung cấp những cái nhìn tổng quan và lựa chọn các nội dung trọng tâm. Các trang cuộn đơn rất phù hợp cho những người học mong muốn nâng cao kỹ năng về các tác vụ chính một cách nhanh chóng – họ có thể dễ dàng tham khảo lại nội dung trên điện thoại của mình.
Trong ví dụ này, các nhiệm vụ thực tế được chia thành các bước rõ ràng, đơn giản, với các đoạn video minh họa và danh sách kiểm tra cung cấp hỗ trợ thêm. Điều hướng trên trang giúp người học dễ dàng hoàn thành từng phần của khóa đào tạo.
Hình 3: Ví dụ về đào tạo nhập môn (Onboarding training) cho nhân viên mới
Đây là một cách tiếp cận học tập tuyệt vời dành cho:
- Nhân viên mới hoặc nhà thầu cần bắt kịp nhanh chóng với sản phẩm, dịch vụ, công việc hoặc dự án
- Các quy trình ngắn gọn, tập trung với các bước thực hành hướng dẫn người học làm theo
4. Đi sâu vào quy trình chi tiết
Không phải lúc nào các quy trình cũng có thể được trình bày trong một mô hình tổng quan nhanh chóng. Đôi khi bạn phải đi sâu vào chi tiết – và đó là lúc mà bạn cần chia nhỏ các chi tiết của một quy trình thành các phần có thể quản lý hoặc các nhiệm vụ nâng cao mà người học có thể thực hiện từng bước một.
Trong ví dụ bên dưới, bạn có thể thấy cách thêm các tình huống vào cấu trúc này giúp người học học và thực hành cũng như bắt kịp tốc độ một cách nhanh chóng.
Hình 4: Ví dụ về đào tạo quy trình chi tiết
Phương pháp tiếp cận hữu ích dành cho:
- Các quy trình yêu cầu giải thích chi tiết, mô tả trực quan hoặc gồm nhiều bước
- Những nhân viên cần biết một quá trình từ đầu đến cuối
5. Ứng dụng microlearning để phát triển kỹ năng
Song song với việc đào tạo kiến thức, các khóa học đào tạo dành cho nhân viên tập trung vào việc nâng cao kỹ năng làm việc rất cần thiết. Để cải thiện kỹ năng làm việc, người học cần phản ánh trình độ kỹ năng thực tế của họ, hiểu các bước thực hành mà họ cần thực hiện và cam kết thực hành các bước đó trong công việc cụ thể. Ví dụ sau đây về cách quản lý các nhóm làm việc từ xa cho thấy các phương pháp học tập trực tuyến có thể hỗ trợ quá trình phát triển các kỹ năng này.
Sau khi bắt đầu với một thống kê thu hút sự chú ý từ các nhóm làm việc từ xa, 5 bí quyết hàng đầu giúp các nhóm làm việc từ xa làm việc hiệu quả sẽ được trình bày. Điều quan trọng, người học không chỉ nắm được các phương pháp khác nhau; họ được khuyến khích phản ánh xem họ muốn triển khai phương pháp nào với nhóm làm việc của mình. Vào cuối lớp học, mỗi người học lập kế hoạch hành động của riêng họ, cam kết đưa kiến thức mới của họ vào hành động.
Hình 5: Ví dụ về ứng dụng microlearning
Đây là một phương pháp tuyệt vời dành cho:
- Các nhà quản lý hoặc nhân viên tự tin muốn làm chủ cách họ phát triển các kỹ năng của mình
- Đào tạo dựa trên kỹ năng mà ‘không chỉ có một cách làm đúng’
6. Dạy học dựa theo kịch bản
Khi số lượng người học đông, một vài điều chỉnh dù nhỏ cũng có thể tạo nên sự khác biệt. Phương pháp đào tạo dựa theo kịch bản cung cấp cho người học nhiều tình huống đa dạng phù hợp hơn đối với mỗi cá nhân. Bằng cách cho phép họ nghiên cứu và làm việc với một câu chuyện cụ thể và đưa ra luận định cá nhân sẽ giúp người học tự rút ra bài học thông qua câu chuyện và tự chủ trong phương pháp tiếp cận việc học của mình.
Hình 6: Ví dụ về đào tạo dựa theo kịch bản
Phương pháp này hữu ích đối với:
- Các tổ chức lớn có nhiều hoặc nhiều đối tượng trong các môi trường khác nhau
- Giải quyết các chủ đề mang nhiều sắc thái mà người học cần nhìn thấy một số quan điểm. Hãy suy nghĩ về đào tạo đạo đức, phân biệt đối xử hoặc sức khỏe và an toàn lao động.
7. Đánh giá trước giảng dạy (Pre-assessment)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với các bài đánh giá ở cuối các mô-đun nâng cao để kiểm tra sự hiểu biết, nhưng bạn đã bao giờ thực hiện các bài đánh giá trước khi bắt đầu học một khóa mới để xác định ai cần học gì chưa?
Ví dụ này cho thấy cách một bài kiểm tra đánh giá trước giảng dạy có thể được sử dụng để hiển thị và ẩn nội dung tiếp theo có liên quan dựa trên các câu hỏi mà người dùng vượt qua hoặc trả lời không đạt. Nội dung thích ứng như thế này mang lại lợi ích cho bạn và người học. Bạn có thể giảm thời gian dành cho từng người học trong khi vẫn giữ được niềm tin rằng mọi người đều thấy nội dung học tập mà họ cần và người dùng của bạn sẽ không lãng phí thời gian vào nội dung họ đã biết.
Hình 7: Ví dụ về đánh giá trước giảng dạy
Một cách tiếp cận học tập tuyệt vời cho:
- Nhóm nhân viên đã có kinh nghiệm và kiến thức trước đây.
- Nội dung cần được kiểm tra hoặc sửa đổi thường xuyên hay người học cần rút ra suy nghĩ về sự tuân thủ, chính sách, thủ tục.
8. Phân nhánh – Chọn khóa học dành riêng cho cá nhân
Khuyến khích người học đưa ra sự lựa chọn cá nhân là một cách tuyệt vời để tăng mức độ tương tác của họ với trải nghiệm học tập số. Các tình huống được xây dựng dựa trên các kịch bản khác nhau đưa người dùng vào các câu chuyện khác nhau và cho phép họ đưa ra quyết định và kiểm soát kết quả. Cách tiếp cận này cho phép người dùng tìm hiểu thông qua việc trải qua các kết quả thay vì được thông báo trước về chúng.
Các kịch bản được xây dựng xen kẽ với các điểm tại đó người học cần đưa ra quyết định và cho họ thấy được tác động của các quyết định của họ.
Hình 8: Ví dụ về chương trình đào tạo phân nhánh
Đây là công cụ hữu ích dành cho:
- Những nhân viên phản hồi tốt với sự tham gia tích cực, mang tính trải nghiệm.
- Nội dung với các quyết định và tác động trong tình huống thực đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc về kỹ năng mềm và tình huống ứng xử phù hợp.
9. “On-the-job” công cụ đào tạo dành cho các môi trường có nhịp độ nhanh
Đây là công cụ hữu ích giúp quản lý tại chỗ thực hiện nhanh các bước đào tạo cho nhân viên gắn liền với công việc họ làm hàng ngày. Các tài nguyên hỗ trợ hiệu suất làm việc nhanh gọn và linh hoạt được thiết kế để sử dụng trong quá trình làm việc giúp người học có thể vừa học vừa làm một cách hiệu quả.
Ví dụ sau đây cho thấy cách sử dụng nguồn tài nguyên số nhanh chóng có thể được sử dụng để hỗ trợ kịp thời cho các cố vấn bán hàng làm việc tại một tầng cửa hàng.
Hình 9: Ví dụ về công cụ đào tạo on-the-job
Phương pháp này có thể được sử dụng cho:
- Những nhân viên có nhiều điều để nhớ và có khả năng cần được nhắc nhở. Những nhân viên phản hồi tốt với việc học “trong thời điểm hiện tại”.
- Nội dung lý thuyết cần thực hiện thành thực tiễn; nghĩ các quy trình mới hoặc thay đổi mô hình quản lý. Hoặc nội dung thực tế mà người học có thể cần bổ sung; nghĩ sản phẩm hoặc đào tạo hệ thống.
10. So sánh ý kiến
Thêm một yếu tố chia sẻ xã hội và so sánh vào trải nghiệm học tập sẽ thu hút sự tò mò tự nhiên trong tất cả chúng ta. Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội là một cách hiệu quả để chia sẻ phản hồi của người dùng với nhau theo cách có tác động – nhưng ẩn danh.
Ví dụ này cho thấy các cuộc thăm dò trên mạng xã hội so sánh ý kiến của khán giả như một cách để hiển thị các vùng xám trong một chủ đề. Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội cũng thu hút sự chú ý lớn khi bắt đầu mô-đun hoặc một cách hiệu quả để tạo tính cạnh tranh cho một câu đố bằng cách chia sẻ số liệu thống kê đúng và sai sau mỗi câu hỏi.
Hình 10: Ví dụ về bảng thăm dò ý kiến
Một cách tiếp cận học tập tuyệt vời cho:
- Các nhóm nhân viên mà bạn đang cố gắng đoàn kết và hiểu nhau hơn hoặc những nhân viên cạnh tranh muốn xem cách họ so sánh với những người khác.
Bạn tìm kiếm giải pháp về nền tảng quản lý đào tạo nội bộ dành cho doanh nghiệp? Đăng ký trải nghiệm MIỄN PHÍ hệ thống quản lý đào tạo và giảng dạy trực tuyến LinEdu tại đây.
Nguồn: Kirstie Greany, 10 awesome elearning examples to inspire you in 2022, Elucidat, December 20, 2021