HR ỨNG TUYỂN NGAY Twake THE OPEN DIGITAL WORKPLACE twake-devices Simple and secure collaboration platform that improves your team productivity. Fully compliant with GDPR.
Made and hosted in the EU.
TRY IT FREE AT TWAKE.APP logo-twake
linshare-mobile Open-source secure
file sharing application
Private and secure file sharing and cloud storage solution.
Fully compliant with GDPR. Made and hosted in the EU.
linshare-logo-2 linshare-saas-cloud GET STARTED - IT'S FREE
Benoit Tellier

XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (EDTECH) TẠI VIỆT NAM 2021 

EDTECH – Education và Technology, Công nghệ áp dụng trong giáo dục không còn là lựa chọn mà sẽ trở thành xu hướng thiết yếu và tương lai của nhiều quốc gia năm 2021, trong đó có Việt Nam.  

Việt Nam đã ghi những dấu ấn đáng kể trên bản đồ E-learning khi chính thức gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network – AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học – Công nghệ. 

Năm 2020 với đại dịch Covid-19 đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng về nhận thức của ngành giáo dục Việt Nam.

Khi dịch Covid-19 bùng phát khiến cho hàng loạt các lớp học truyền thống chuyển đổi sang hình thức trực tuyến (online), nhiều đổi mới mang tính đột phá trong lĩnh vực giáo dục được ghi nhận như lớp học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS). 

Dưới đây là bức tranh toàn cảnh thị trường Edtech E-learning Việt Nam: 

1. Năm 2020 đánh dấu thị trường Edtech Việt Nam bước sang giai đoạn thứ 5:

  • Giai đoạn 1 (2000-2004): Nghiên cứu và ứng dụng E-learning trong trường học. 
  • Giai đoạn 2 (2007-2008): Những sản phẩm EdTech & E-learning đầu tiên. (hocmai, Topica, …)
  • Giai đoạn 3 (2010 -2012): Bùng nổ về số lượng (Hơn 100+ dự án, sản phẩm được tung ra). 
  • Giai đoạn 4 (2015-2017): Thị trường sẵn sàng chi tiền nhiều hơn 
  • Giai đoạn 5 (2020 trở đi): EdTech và eLearning đang chuyển mình sang giai đoạn mới, mọi người đều biết về việc dạy và học từ xa. 

2. EdTech Việt Nam 2020 với rất nhiều khoảng đầu tư ngầm chưa được tiết lộ, ước tính tổng đầu tư vào thị trường e-learning khoảng 45 triệu$.

Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Topica Founder Việt Nam năm 2016, EdTech là lĩnh vực có tổng số tiền đầu tư vào khởi nghiệp cao thứ 3 trên cả nước (20,2 triệu USD), chỉ đứng sau E-commerce (34,7 triệu USD) và FinTech (129,1 triệu USD).

 

edtech-investment

Tổng đầu tư cho EdTech tại Việt Nam năm 2016

3. Theo báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), gần 80% học sinh Việt Nam được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình của các nước là 67,5%.

4. Theo các chuyên gia của Ken Research, trong năm 2019, thị trường Edtech tại Việt Nam trị giá 2 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) được dự đoán lên tới 23.4% trong giai đoạn 2019 – 2023. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành thị trường đầu tư và khởi nghiệp Edtech tiềm năng khi lọt top 10 quốc gia có mức tăng trưởng E-learning lớn nhất trong năm 2019 (44.3%).

5. Việt Nam được xếp thứ 17/200 quốc gia kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin ứng phó với đại dịch Covid-19.

Tiếp theo những số liệu về bức tranh toàn cảnh thị trường Edtech E-learning Việt Nam, dưới đây là dự đoán xu hướng công nghệ giáo dục (EdTech) tại Việt Nam vào năm 2021: 

1. Thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế tăng cường (Augmented Reality): 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi ngành giáo dục bằng cách trao quyền cho các lớp học trực tuyến, quản lý và theo dõi học tập thực hiện online. Trong thời đại sắp tới, người học có thể mong đợi trải nghiệm học tập tốt hơn thông qua sự ra đời của VR và AR. 

Thực tế ảo (VR) giúp mô phỏng trải nghiệm một lớp học. VR làm người học đắm chìm vào môi trường xung quanh bằng cách làm cho họ cảm thấy như đang trực tiếp tham gia những thực tế mô phỏng , chủ yếu bằng cách kích thích thị giác và thính giác của họ.

Tăng cường thực tế (AR) cho phép người học trải nghiệm những yếu tố ảo ngay trong môi trường thật, giữa không gian thật chỉ với một chiếc máy tính bảng hoặc smartphone. 

Một phần lớn người học thích hiển thị thông tin hơn là đọc. Do vậy VR và AR giúp học viên dễ dàng tiếp thu, xử lý và ghi nhớ thông tin. Ngoài ra, thực tế ảo và thực tế tăng cường còn biến việc học tập trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Đối với đối tượng người học, thực tế tăng ảo, thực tế tăng cường, là một phương pháp hiệu quả giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình.

Thực tế ảo và thực tế tăng cường không chỉ giúp giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh mà còn xây dựng bài giảng mang tính hấp dẫn, đơn giản hơn. Điều này gia tăng sự tương tác của quá trình dạy và học, mang lại lợi ích cho cả giáo viên và học sinh.

 

2. Cá nhân hóa việc học (mô hình adaptive learning):

Lấy người học trung tâm là xu hướng giáo dục của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do vậy, chương trình học tập được cá nhân hóa chính là chìa khóa vàng cho giáo dục thế kỉ 21. Các nền tảng trực tuyến được triển khai với hình thức cung cấp môi trường học linh hoạt, giúp học sinh học hỏi kiến thức theo khả năng tiếp nhận của bản thân. 

Việc học tập sẽ theo xu thế giáo viên dựa trên nhu cầu học hỏi của học sinh để gợi mở và định hướng thay vì chỉ truyền đạt kiến thức. Giáo viên có thể phát hiện điểm yếu của từng học sinh và giúp các em khắc phục. Điều này đảm bảo học sinh được phát triển theo trình độ riêng và thu về kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, thay vì cung cấp một bài học cho cả lớp thì adaptive learning hướng tới cung cấp đúng nội dung, vào đúng thời điểm và theo một cách tốt nhất cho mỗi học sinh. Adaptive learning thu thập thông tin về hành vi của học sinh, sinh viên khi họ trả lời các câu hỏi và sau đó sử dụng thông tin đó để cung cấp phản hồi tức thời để điều chỉnh kinh nghiệm học tập cho phù hợp.

 

3. Đào tạo trực tuyến E-learning dùng trên điện thoại:

Một trong những xu hướng dự đoán sẽ phổ biến nhất vào 2021 chính là tập trung vào trải nghiệm người dùng trên điện thoại trước rồi mới chuyển tiếp định dạng sang máy tính. 

Chương trình đào tạo thông qua smartphone ( hoặc máy tính bảng)cung cấp cho người dùng sự linh hoạt và tiện lợi, bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi. Việc đào tạo thông qua điện thoại phù hợp với cả hệ chính quy và không chính quy. 

Để tăng hiệu quả học tập, phần mềm E-learning qua app điện thoại nên sở hữu những tính năng sau:

  • Giao diện người dùng trực quan
  • Chức năng “đẩy” thông báo
  • Gamification (trò chơi điện tử ứng dụng hoá) 
  • Học ngoại tuyến (offline) 
  • Đồng bộ quá trình học tập trên phần mềm E-learning

 Các phần mềm E-learning trên điện thoại phổ biến hiện nay là: Violet, Storyline,….

 

4. Nền tảng Edtech dựa trên đám mây:

Công nghệ điện toán đám mây (Cloud) cho phép con người lưu trữ mọi tập tin, dịch vụ và tài sản kỹ thuật số trên máy chủ ảo, đồng thời có thể chia sẻ với các thiết bị ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào. Sự hiện diện của công nghệ Cloud giúp thay đổi hình thức và phương pháp giáo dục hiện nay một cách mạnh mẽ.

Ngành giáo dục thường xuyên phải sử dụng một lượng lớn các cơ sở dữ liệu, điện toán đám mây có thể cung cấp cho người dạy, người học cũng như các cơ sở giáo dục một công cụ lưu trữ đầy tiềm năng. Chương trình học, hồ sơ trường học đều có thể được quản lý thông qua công nghệ đám mây. Điều này giúp giảm đi gánh nặng cho các giáo viên trong việc thực hiện các công việc hành chính như quản lý học phí, tuyển sinh trực tuyến, tạo phiếu điểm.

 

5. Giảng viên trí tuệ nhân tạo (AI): 

Đến năm 2030, khoảng 40% số công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo, 1/3 kỹ năng trang bị trong trường học sẽ trở nên lạc hậu. 

Như đã đề cập ở trên, cá nhân hóa việc học (mô hình adaptive learning), chuyển từ mô hình mô hình học thụ động sang việc học chủ động với  huấn luyện viên và người hướng dẫn ảo là xu hướng của thế kỷ 21. 

Sự ra đời của giảng viên “Trí tuệ nhân tạo ” có thể giúp tạo ra các lộ trình đào tạo được tùy chỉnh cao thông qua việc sử dụng phân tích dữ liệu. Học sinh có thể có sự hỗ trợ của gia sư 1-1, sử dụng hệ thống gia sư thông minh trong quá trình đào tạo trực tuyến của mình. Các giáo viên “siêu công nghệ” sẽ túc trực 24/7 và dễ dàng truy cập trên mọi thiết bị. Với việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo, sự tương tác giữa sinh viên và giáo viên AI để trở nên nhanh chóng, tiện lợi và có trải nghiệm đào tạo trực tuyến được cải thiện tổng thể và tối ưu hóa tốt nhất.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://hachium.com/blog/giao-duc-viet-nam-va-xu-huong-e-learning/
  2. https://www.nguyentrihien.com/2021/01/vietnam-edtech-report-2021-buoc-sang.html
  3. https://www.kenresearch.com/education-and-recruitment/education/vietnam-e-learning-market-outlook/248568-99.html